Các cấp độ trong lập trình CNC

Việc phân biệt các cấp độ từ dễ tới khó của việc gia công CNC giúp bạn có một trình tự tìm hiểu phù hợp, biết phải đi từ bước nào tới bước nào. Không phải lo lắng khi bạn gặp một vấn đề tưởng chừng quá khó mà không biết bắt đầu từ đâu. Thậm chí nhiều khi vấn đề lại khá dễ mà bạn lại nghĩ nó quá sức.

Sản phẩm từ lập trình cnc
Sản phẩm từ lập trình cnc
Khi hiểu được các level bạn sẽ tìm hiểu riêng các hướng dẫn và tài liệu liên quan tới nó để có thể áp dụng ngay cho công việc mà không phải bỏ quá nhiều thời gian cho những kiến thức quá chung chung, vì chỉ có tập trung vào vấn đề cụ thể, thực hành nó thì bạn mới có thể nắm rõ vấn đề được.
Bài viết này nói về lập trình CNC trên máy tính, nếu bạn mới chuyển từ máy cơ sang máy CNC hoặc chưa biết gì về CNC thì nên tìm hiểu trước về sử dụng và vận hành máy CNC để có thể học qua phần lập trình tốt hơn.
Trong gia công thì người ta hay dùng gia công 2 trục, 3 trục, 4 trục, 5 trục. Còn khi lập trình thì người ta hay nói lập trình 2D, 2.5D, 3D,.. D ở đây cũng có thể hiểu là khả năng di chuyển tự do theo các hướng của máy ( Dimesion).
Khái niệm D ở đây là Dimension ( Phương), 2D là di chuyển tự do theo 2 phương, 3D là 3 Phương ( các phương có thể di chuyển đồng thời kết hợp để cho ra nhiều biên dạng phức tạp, thêm .5 hoặc +.. Thì là các phương không đồng thời.
Gia công 2D: là gia công theo biên dạng trên một mặt phẳng, máy không tác động vào chiều cao của sản phẩm. THường gia công 2D sẽ gồm gia công cắt đứt như cắt Plasma, tia nước, cắt dây ( cắt mặt côn thì cắt 4D), cắt vách ngăn trang trí, đục lỗ gắn đèn LED bảng hiệu quảng cáo. Gia công tiện cũng là gia công 2D.
Gia công 2.5 D là gia công các mặt phẳng và nghiêng, không gia công được mặt cong. Có thể thay đổi chiều cao trục Z ( để tạo bậc, hốc hoặc mặt nghiêng), khoan cũng là 2.5 D, việc phân loại 2.5 D này không hẳn là do máy không di chuyển được 3 trục đồng thời, mà chỉ là vấn đề về công nghệ khi lập trình ( chia ra để học dễ hơn mà không phải học lập trình 3D )
Các chu trình gia công 2D, 2.5 D thường gặp.
  • Facing
  • Contouring
  • Pocket Machining
  • Counterboring
  • Slot
  • Chamfer
  • Drilling
  • Tapping
Gia công 3D là gia công hay dùng nhất, dùng để gia công khuôn, gia công chi tiết có độ lồi lõm, có mặt cong, Với gia công 3D thì bạn cũng có thể gia công được 2D và 2.5D. Các chu trình trong gia công  3D thường gặp
  • 3D Roughing
  • Parallel Finish
  • 3D Scallop
  • REST Milling
  • Pencil Toolpaths
Gia công 4D hay còn gọi là gia công có trục xoay, gia công trụ tròn, và ở đây 4 trục phải đồng thời di chuyển, còn nếu gắn trục xoay, phân độ thì mới chỉ là 3+1, nghĩa là gia công lần lượt theo từng vị trị trên trục mà không cắt ngẫu nhiên được. Nếu cơ cấu trục xoay có thể lập trình hoàn chỉnh trên các hệ điều khiển thì vẫn xem như 4 trục. Vừa phay vừa tiện Mill-Turn, cắt dây tạo hình dạng côn cũng là gia công 4 trục.
Gia công 5 trục (5D) giúp gia công các chi tiết có những phần khuất, undercut mà gia công 3 trục không vào được, gia công 5 trục giúp giảm số lần gá đặt, nguyên công nên tăng độ chính xác và tăng năng suất.
Gia công 5 trục cũng có gia công 5 trục hoàn chỉnh hoặc gia công 3 + 2, nghĩa là từ máy 3 trục mà người ta gắn thêm các cơ cấu, bộ phận để máy cắt được ở chế độ 5 trục. Gia công 5 trục có 3 loại chính Head – Head ( đầu vừa xoay vừa nghiêng được), Head – Table (Đầu nghiêng, bàn xoay) , Table-Table ( Bàn vừa xoay vừa nghiêng)